Ăn mì tôm có béo không? 1 gói mì bao nhiêu calo? Cách ăn mì tôm giảm cân

ăn mì tôm có béo không

Mì tôm hay mì ăn liền là món ăn khoái khẩu mà hầu như ai cũng thường xuyên sử dụng. Với độ tiện lợi, nhanh chóng cùng nhiều cách chế biến khác nhau mà mì tôm đã trở nên cực kỳ phổ biến.

Tuy vậy, ẩn sau gói mì ăn liền này là rất nhiều điều khiến chúng ta phải lưu tâm như: Ăn mì tôm có béo không? 1 gói mì tôm bao nhiêu calo?  Hãy cùng chúng tôi phân tích trong bài viết này.

1. Thắc mắc: 1 gói mì tôm bao nhiêu calo?

Ăn mì tôm có béo không? 1

Trước khi trả lời câu hỏi ăn mì tôm có béo không thì chúng ta cần biết lượng calo trong 1 gói mì và thành phần dinh dưỡng của nó.

Cụ thể với 1 gói mì ăn liền thông thường 75g (mì tôm Hảo Hảo) sẽ có các thành phần như sau:

  • Chất đạm: 6.9g
  • Chất béo: 13.0g
  • Carbonhydrate: 51.4g
  • Năng lượng: 350kcal

Thành phần dinh dưỡng của 1 gói mì Omachi bò hầm (80g) gồm:

  • Chất đạm: 7.1g
  • Chất béo: 15.8g
  • Carbohydrate: 46.1g
  • Năng lượng: 355kcal

Ngoài ra đi kèm với mỗi gói mì là các gói gia vị tổng hợp: muối, bột ngọt, hạt tiêu, ớt bột…

Nhìn vào số liệu chúng ta có thể thấy mì tôm khá nghèo các chất dinh dưỡng, nhưng hàm lượng chất béo khá cao và hàm lượng calo đạt tới 350 calo.

Khi chúng ta ăn kèm với các loại thực phẩm khác thì lượng calo có thể còn tăng hơn nhiều nữa.

Mình sẽ cho bạn một bảng tính calo được chia sẻ từ các chuyên gia dinh dưỡng:

Các loại mì gói phổ biến Lượng calo cung cấp
1 gói mì ăn liền (75g – không gia vị) 190 kcal
1 gói mì tôm Hảo Hảo (75g – sa tế tôm) 350 kcal
1 gói mì tôm hùm 3 Miền (75g – sa tế tôm) 380 kcal
1 gói mì Gấu Đỏ (75g – sa tế tôm) 284 kcal
1 bát mì tôm (1 suất) 400 kcal
1 bát mì tôm trứng 480 kcal
1 cốc mì (67g) 277 kcal
1 gói mì Omachi (80g) 355 kcal
1 gói mì Miliket (65g) 320 kcal
1 gói mì Cung Đình 273 kcal
1 gói mì cay naga (100g) 620 kcal

2. Vậy ăn mì tôm có béo không?

Ăn mì tôm có béo không? 2

Ăn nhiều mì tôm sẽ giúp bạn tăng cân?

Nhiều người nghĩ rằng mì tôm chứa nhiều tinh bột và chất béo nên ăn mì tôm sẽ giúp tăng cân, điều này hoàn toàn không đúng.

Theo thông tin của Viện dinh dưỡng, lượng calo mà cơ thể cần nạp vào hàng ngày từ 2.000 – 2.300 calo đối với nữ và 2.300 – 2.800 calo đối với nam.

Chúng ta chia đều con số này ra 3 bữa ăn chính thì mỗi bữa chúng ta cần phải nạp vào hơn 700 calo.

Với bạn nữ trung bình một bữa ăn hết 1 gói mì tôm thì lượng calo nạp vào chỉ là 350 calo. Ăn đủ 3 bữa trong ngày mới đạt 1050 calo, mới chỉ bằng một nửa so với mức quy định.

Còn với bạn nam ăn 2 gói mì một bữa thì tổng lượng calo là 700. Ăn đủ 3 bữa là 2100 calo, cũng chỉ gần đạt con số quy định.

Như vậy ăn mì tôm có béo không thì câu trả lời sẽ là KHÔNG (nếu chỉ tính riêng ăn mì tôm).

Chưa nói đến việc các chất béo có trong mì tôm là loại chất béo dư thừa (trans fat) không hề tốt cho sức khỏe. Ngoài ra mì tôm khá nghèo chất dinh dưỡng và còn chứa rất nhiều các chất phụ gia tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại.

3. Cảnh báo những tác hại ẩn chứa khi ăn mì gói

Mì tôm luôn là một món ăn tiện lợi và nhiều người còn chế biến thành nhiều món rất hấp dẫn. Nhưng nếu bạn sử dụng mì tôm thường xuyên để thay thế những bữa chính thì lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều dấu hiệu tiêu cực về sức khỏe:

Cơ thể bị thiếu chất

Như đã nói ở trên, mì tôm chứa hàm lượng dinh dưỡng rất thấp nên nếu bạn chỉ ăn mì tôm không thôi thì cơ thể sẽ bị thiếu chất trầm trọng.

Nóng trong người

Mì tôm được làm bằng bột mì và chiên trong dầu nên rất dễ gây nóng trong, biểu hiện sẽ là táo bón và nổi mụn. Ngoài ra, các loại nước sốt sẵn có trong mì tôm cũng đều thuộc dạng chua, cay nên những người có cơ địa nóng hoặc bị mụn thì cân nhắc không nên ăn.

Ảnh hưởng đến dạ dày, hệ tiêu hóa

Mì tôm được sấy khô sau khi chiên qua dầu, do đó sẽ chứa rất nhiều các loại phụ gia. Ăn nhiều sẽ khiến vị giác của bạn bị giảm sút, các vi sinh trong hệ tiêu hóa không có điều kiện hoạt động sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Ăn mì tôm có béo không? 3

Gây loãng xương

Bên trong mì gói có chứa một chất tên là phosphate. Chất này có tác dụng kích thích bạn ăn ngon miệng nhưng lại ảnh hưởng xấu đến xương, gây loãng xương và bào mòn răng của bạn.

Gây hại thận

Hàm lượng muối trong mì tôm cực kỳ cao, thể hiện rõ ở việc bạn ăn mì tôm sống mà vẫn thấy ngon và đậm đà. Nhưng điều đó lại vô tình ảnh hưởng đến hoạt động của thận.

Gây bệnh tiểu đường, tim mạch

Các chất béo có trong mì tôm đều là chất béo dư thừa (trans fat). Các chất béo này không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt với những người cao tuổi hoặc có tiền sử bị huyết áp cao hoặc bệnh tim mạch.

Gây béo phì

Điều này nghe thì có vẻ hơi nghịch lý vì ở trên mình đã trả lời cho câu hỏi “ăn mì tôm có béo không?”. Nhưng đấy là khi bạn chỉ ăn riêng 1 gói mì tôm, còn thông thường chúng ta hay ăn kèm với nhiều thực phẩm khác hoặc chế biến mì tôm theo sở thích.

Những thực phẩm ăn theo như trứng, thịt, đồ uống…sẽ khiến lượng chất béo, carbonhydrate nạp vào cơ thể tăng cao không chỉ gây béo phì mà còn ảnh hưởng tới hệ tim mạch, huyết áp nữa.

4. Những ai không nên ăn mì tôm

Với những cảnh báo ở trên thì sẽ có những đối tượng tuyệt đối không được ăn loại thực phẩm đóng gói ăn liền này.

  • Trẻ em

Ăn mì tôm có béo không? 4

Tương tự như phụ nữ mang thai, trẻ em cũng cần được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ. Việc ăn mì tôm nhiều sẽ khiến trẻ biếng ăn, thiếu chất, và còn gây ra hiện tượng táo bón cho trẻ.

  • Bà bầu

Khi mang bầu, người phụ nữ cần có một chế độ chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt, luôn đảm bảo đầy đủ để không ảnh hưởng tới thai nhi. Do đó, những đồ ăn nhanh như mì ăn liền sẽ được liệt vào danh sách cấm. Vừa thiếu chất dinh dưỡng, lại thừa những chất có hại cho sức khỏe.

  • Người có tiền sử bị bệnh tim mạch

Các chất béo bão hòa có trong mì tôm sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh của những người này trở nên trầm trọng hơn và có thể gây ra nhiều bệnh lý khác liên quan đến tim mạch.

  • Người có cơ địa nóng trong, táo bón, nổi mụn

Hầu hết các loại mì tôm đều có các gói gia vị, nước sốt chua cay và bản thân mì tôm chủ yếu là tinh bột nên những người có cơ địa nóng sẽ không phù hợp. Ăn mì tôm sẽ khiến những người này dễ nổi mụn, táo bón, nhiệt mồm, nhiệt lợi.

  • Người có bệnh sỏi thận, tiểu đường

Mì tôm chứa nhiều muối không tốt cho thận, và cũng từ đó hình thành nên các viên sỏi thận

  • Người đang mắc chứng béo phì

Trong mì tôm rất nhiều các chất béo dư thừa, nên những người đang thừa cân thì tuyệt đối không nên sử dụng.

5. Cách ăn mì tôm không béo và đảm bảo sức khỏe

Ăn mì tôm có béo không? 5

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, để ăn mì tôm mà không ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Phải ăn kèm với các loại rau, củ để bổ sung vitamin và các loại đạm, protein để bù lại hàm lượng dinh dưỡng bị thiếu hụt trong mì ăn liền.
  • Thay vì sử dụng các gói nước sốt, bột ngọt có trong mì tôm, bạn có thể sử dụng các gia vị bên ngoài như bột canh, bột nêm, bột ngọt để hạn chế các chất phụ gia có sẵn.
  • Không nên ăn mì tôm thay cho bữa chính, nếu trong một số trường hợp phải ăn đồ ăn nhanh thì bạn nên chuẩn bị sẵn các gói mì gạo, cháo dinh dưỡng, miến…Hoặc một loại đồ ăn nhanh khác như bánh mì, không nên quá phụ thuộc vào mì tôm.
  • Nên trần mì qua nước sôi trước khi nấu để giảm bớt muối và chất béo. Khi ăn phải có kèm với rau xanh, tôm…để giảm lượng carbonhydrate và cholesterol.
  • Hạn chế ăn mì tôm trứng, mì tôm thịt và các món chế biến khác như mì xào bò, mì xào trứng…bởi như vậy hàm lượng calo sẽ rất cao, rất dễ gây tăng cân. Một gói mì tôm chỉ chứa 350 calo thôi, nên bạn hãy tính toán để lượng calo nạp vào cơ thể trong một ngày không vượt quá mức quy định nhé.
  • Tuyệt đối không nên ăn mì tôm vào buổi tối và không ăn quá 2 lần / tuần.

6. Lời kết

Vậy là Ngày Tươi Sáng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc việc ăn mì tôm có béo không và những hậu quả khó lường khi sử dụng nhiều thực phẩm này rồi.

Hy vọng bạn sẽ có một cái nhìn tích cực hơn, cũng như có một phương pháp ăn uống hợp lý để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Chúc bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!